Quảng Trị Citadel
Quảng Trị Citadel things to do, attractions, restaurants, events info and trip planning
Description
Ratings
Posts
Quang Tri Ancient Citadel is situated in the heart of Quang Tri Town, which was once a military defense system and hosted the administration office of the Nguyen Dynasty (1802-1945). The site was taken over by the American-backed southern regime. It witnessed fierce battles during the American War in 1968 and 1972 between the American-backed forces and the southern liberation force led by Ho Chi Minh's government. After the fights between June 28 and September 16 in 1972, when thousands of soldiers of both sides died, the whole citadel was almost destroyed. There remained only the remnant of the east gate and some walls. The site has been upgraded as a historical relic site with some rebuilt wall sections, four main gates and a monument commemorating 81 days and nights of fierce fighting in 1972.
Mekong DiscoveryMekong Discovery
20
Trong suốt chiều dài lịch sử, với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, Thành cổ Quảng Trị không chỉ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của địa phương, mà còn có vị trí quan trọng to lớn đối với tiến trình phát triển của dân tộc. Đặc biệt, trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ thị xã - Thành cổ Quảng Trị 49 năm qua vẫn luôn là bản tráng ca hào hùng của toàn thể nhân dân cả nước, là bức tranh đẫm máu và hoa cùng với bao trận đánh anh dũng khác làm nên kỳ tích, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, quét sạch giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước… Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương chính thức được ký kết. Theo Hiệp định, Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia cắt tạm thời. Một phần của Quảng Trị từ Sông Bến Hải trở ra được giải phóng, các huyện từ Gio Linh trở vào Hải Lăng trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Thị xã Quảng Trị, trong đó có Thành Cổ Quảng Trị đã trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, Mỹ - ngụy đã biến Thành Cổ thành khu quân sự, làm kho tàng quân đội và trung tâm chỉ huy chiến dịch toàn tỉnh, đồng thời mở thêm nhà giam để đàn áp các phong trào cách mạng của ta. Mỹ - ngụy luôn coi tuyến phòng thủ Quảng Trị là “con đê ngăn chặn” vững chắc nhất ở miền Nam Việt Nam, chỉ khi Chiến dịch Xuân - Hè năm 1972 mở ra, sau 2 đợt tấn công và nổi dậy mãnh liệt (từ ngày 30/3 đến 1/5/1972), quân và dân ta đã hợp đồng chặt chẽ tấn công và nổi dậy, quét sạch hệ thống phòng ngự kiên cố nhất và đập tan bộ máy kìm kẹp tàn bạo của Mỹ - nguỵ từ sông Bến Hải đến Mỹ Chánh, từ Khe Sanh đến Cửa Việt, một vùng đất rộng lớn của quê hương được hoàn toàn giải phóng, “con đê ngăn chặn” mà Mỹ xây dựng cũng bị quân giải phóng chọc thủng, lá cờ chiến thắng của quân ta tung bay trên nóc Dinh Tỉnh trưởng ngụy quyền, báo hiệu toàn tỉnh Quảng Trị được giải phóng. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/825600/cuoc-chien-dau-bao-ve-thanh-co-quang-tri-nam-1972---khat-vong-doc-lap%2C-tu-do-cua-dan-toc-viet-nam.aspx
Nguyen VietNguyen Viet
10
Vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (ngày nay thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị). Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn, kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập. Tại nơi đây đã có những trận đánh lớn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trong các năm 1968, 1972. Sau chiến dịch Thành Cổ 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng, chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn. Hiện nay đã phục chế vài đoạn tường thành, làm lại bốn cổng chính, trở thành điểm du lịch của tỉnh.
Thien NguyenThien Nguyen
70
Một nơi di tích lịch sử hào hùng, đáng để tham quan trải nghiệm nhiều lần. Có dịp tôi sẽ trở lại đây. Thành cổ Quảng Trị hoặc Cổ thành Quảng Trị là một Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4, tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Theo tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị).[1] Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm những người có quan điểm chính trị đối lập.
Khôi TrầnKhôi Trần
40
" Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ, cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ xin chớ vô tình với người đã hi sinh..." XIN ĐƯỢC KÍNH CẨN NGHIÊNG MÌNH TRƯỚC VONG LINH CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ... Thành cổ Quãng Trị ...Mùa Hè Đỏ Lửa...81 ngày đêm lịch sử ( từ ngày 28/6 - 16/9/1972)...trên mãnh đất Thành Cổ và Thị xã Quãng Trị lúc bấy giờ được ví như 1 túi bom khổng lồ, phải gánh chịu sức tàn phá của 328.000 tấn bon đạn, trung bình mỗi chiến sĩ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom và 200 quả đạn pháo... báo chí phướng Tây thời đó bình luận tương đương với sức công phá của 7 trái bom nguyên tử.. Đến với Thành cổ Quảng Trị không chỉ là đến với một di tích lịch sử mà còn là đến với một nghĩa trang, một nghĩa trang không có nấm mồ. Khác với Nghĩa trang Đường 9, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn hay các nghĩa trang khác ai nằm xuống dù biết tên hay chưa đều có một ngôi mộ riêng. Nhưng ở Thành cổ Quảng Trị các Bác, các Chú, các Cô chỉ có một ngôi mộ tập thể, một nấm mộ chung đó chính là “Đài tưởng niệm trung tâm”. Thành Cổ Quảng Trị quả là một tượng đài bất tử vì nó được dựng lên bằng máu và xương thịt của hàng nghìn người lính trẻ, khắc ghi dấu ấn của dân tộc...
Nguyễn NgọcNguyễn Ngọc
40
It was so touchful to visit this place. I got a chance to understand more about history of my dear Viet Nam. People from the past, fought by all their lives, just to gain peace for us - our young generation. I almost cried when reading the letter from a sodier who wrote about his coming dead, left his last words to his family...If you love hisfory, please do not skip this place.
Thy TranThy Tran
30
Reviews
- Unable to get your location