Huế Archdiocese Cathedral | Phủ Cam Church
Huế Archdiocese Cathedral | Phủ Cam Church things to do, attractions, restaurants, events info and trip planning
Description
cultural
accessibility
Phủ Cam Cathedral is a Roman Catholic cathedral in Huế, Vietnam. It is one of the biggest churches in the city.
attractions: Tu Dam Pagoda, Quoc Hoc - Hue High School For The Gifted, Gác Trịnh, Báo Quốc Temple, Vietnam Buddhist Church of Thua Thien Hue province, restaurants: Imperial Craft Bia Brewpub, Quán Ăn Tài Phú, Bún Bò Huế O Phượng, Nhà Hàng Spice Việt Huế, Anh Kafe, Không Gian Xưa, Quán cơm Huế O Én, La Scento Restaurant & Cafe, Cococlub Hue restaurant brasserie vietnamese & western, Nhà hàng chay Tĩnh - Tĩnh Garden Vegetarian
Ratings
Description
Phủ Cam Cathedral is a Roman Catholic cathedral in Huế, Vietnam. It is one of the biggest churches in the city.
Posts
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (đôi khi cũng được viết và gọi là Phú Cam, tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ; Latin: Ecclesia Cathedralis Cordis Immaculatæ Beatæ Mariæ Virginis) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời tại Huế. Ngôi nhà thờ ngày nay được xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Nhà thờ chính tòa Phủ Cam cách Hà Nội 665 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.041 km. Vào thế kỷ 17, dưới thời các chúa Nguyễn, "Phủ Cam" (府 柑) vốn là một phủ, là chỗ ở của các hoàng tử. Thời gian đó, đa số các nhà thờ Công giáo ở Huế chỉ là những nhà nguyện đơn giản với sườn gỗ, mái tranh. Khi các vua chúa Việt Nam hạ lệnh cấm đạo gay gắt thì chúng bị triệt hạ đi. Dưới thời Pháp thuộc, các nhà thờ được xây dựng trở lại và dần được nâng cấp thêm khang trang, bề thế. Nhà thờ Phủ Cam là một trường hợp như vậy. Năm 1682, linh mục Langlois cho xây dựng nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre tại xóm Đá, sát bờ sông An Cựu. Hai năm sau, linh mục đã cho triệt giải nhà nguyện này và mua đất trên đồi Phước Quả để xây dựng một nhà thờ to lớn hơn và kiên cố bằng đá, lúc đó nhà thờ quay về hướng Tây. Đó là một công trình to lớn, chắc chắn và được chúa Nguyễn Phúc Tần thán phục. Nhưng đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, vào năm 1698, ngôi nhà thờ ấy bị triệt giải hoàn toàn. Sau đó 2 thế kỷ, vào năm 1898, Giám mục Eugène Marie Allys (Giám mục Lý) đã cho xây mới Nhà thờ Phủ Cam bằng gạch, mái lợp ngói khá đồ sộ ở vị trí cũ nhưng mặt quay về hướng Bắc. Công trình này do chính Giám mục thiết kế và giám sát thi công đã hoàn thành vào năm 1902. Năm 1960, sau khi Giáo phận Huế được nâng lên hàng Tổng giáo phận và Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục từ Vĩnh Long về nhận chức Tổng Giám mục Huế, ông đã cho phá hủy toàn bộ nhà thờ Phủ Cam cũ và khởi công xây cất Nhà thờ chính tòa mới với đồ án do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thực hiện. Đầu năm 1963, nhà thờ bắt đầu được khởi Vào thế kỷ 17, dưới thời các chúa Nguyễn, "Phủ Cam" (府 柑) vốn là một phủ, là chỗ ở của các hoàng tử. Thời gian đó, đa số các nhà thờ Công giáo ở Huế chỉ là những nhà nguyện đơn giản với sườn gỗ, mái tranh. Khi các vua chúa Việt Nam hạ lệnh cấm đạo gay gắt thì chúng bị triệt hạ đi. Dưới thời Pháp thuộc, các nhà thờ được xây dựng trở lại và dần được nâng cấp thêm khang trang, bề thế. Nhà thờ Phủ Cam là một trường hợp như vậy. Năm 1682, linh mục Langlois cho xây dựng nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre tại xóm Đá, sát bờ sông An Cựu. Hai năm sau, linh mục đã cho triệt giải nhà nguyện ncông xây dựng. Trong khi việc xây dựng đang tiến hành thì xảy ra cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại và Tổng Giám mục Ngô Đình Thục lúc đó đang đi họp Công đồng Vatican II bên Roma, vì hoàn cảnh chính trị không trở về Việt Nam, việc xây dựng cũng bị chững lại. Tuy việc xây dựng vẫn được tiến hành song tiến độ rất chậm chạp, tới năm 1967 nhà thờ mới lên được phần cung thánh. Trong sự kiện Tết Mậu Thân (1968), bom đạn đã làm hư hại phần lớn công trình kiến thiết nhà thờ và việc xây dựng đã gặp nhiều trở ngại mãi cho đến trước 1975 vẫn chưa hoàn thành. Sau 1975, do hoàn cảnh, mọi công tác xây dựng đều tiến hành chậm chạp, và đến năm 1995, phần thân nhà thờ về cơ bản được hoàn thành. Năm 1999, để chuẩn bị cho hai ngày 28 và 29 tháng 6 năm 2000, là ngày Tổng Giáo phận Huế cung hiến nhà thờ chính tòa Phủ Cam nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế (kể từ khi tách rời khỏi Giáo phận Đàng Trong), Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Văn Thể hạ quyết tâm bằng đủ mọi cách phải hoàn thành các trang trí bên trong nhà thờ và hai tháp chuông trước tiền đường. Công trình xây cất đã hoàn tất vào tháng 5 năm 2000. Như thế, trải qua 3 đời Giám mục - từ Tổng Giám mục Ngô Đình Thục đến Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền và Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể - sau gần 40 năm xây dựng, nhà thờ chính tòa Phủ Cam mới hoàn thành với diện mạo như hiện nay. Mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá.
THANH ĐIỆP LÊTHANH ĐIỆP LÊ
00
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (đôi khi cũng được viết và gọi là Phú Cam, tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời tại Huế. Ngôi nhà thờ ngày nay được xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Vào thế kỷ 17, dưới thời các chúa Nguyễn, "Phủ Cam" (府 柑) vốn là một phủ, là chỗ ở của các hoàng tử. Thời gian đó, đa số các nhà thờ Công giáo ở Huế chỉ là những nhà nguyện đơn giản với sườn gỗ, mái tranh. Khi các vua chúa Việt Nam hạ lệnh cấm đạo gay gắt thì chúng bị triệt hạ đi. Dưới thời Pháp thuộc, các nhà thờ được xây dựng trở lại và dần được nâng cấp thêm khang trang, bề thế. Nhà thờ Phủ Cam là một trường hợp như vậy. Năm 1682, linh mục Langlois cho xây dựng nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre tại xóm Đá, sát bờ sông An Cựu. Hai năm sau, linh mục đã cho triệt giải nhà nguyện này và mua đất trên đồi Phước Quả để xây dựng một nhà thờ to lớn hơn và kiên cố bằng đá, lúc đó nhà thờ quay về hướng Tây. Đó là một công trình to lớn, chắc chắn và được chúa Nguyễn Phúc Tần thán phục. Nhưng đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, vào năm 1698, ngôi nhà thờ ấy bị triệt giải hoàn toàn.[2] Sau đó 2 thế kỷ, vào năm 1898, Giám mục Eugène Marie Allys (Giám mục Lý) đã cho xây mới Nhà thờ Phủ Cam bằng gạch, mái lợp ngói khá đồ sộ ở vị trí cũ nhưng mặt quay về hướng Bắc. Công trình này do chính Giám mục thiết kế và giám sát thi công đã hoàn thành vào năm 1902. Năm 1960, sau khi Giáo phận Huế được nâng lên hàng Tổng giáo phận và Tổng Giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục từ Vĩnh Long về nhận chức Tổng Giám mục Huế, ông đã cho phá hủy toàn bộ nhà thờ Phủ Cam cũ và khởi công xây cất Nhà thờ chính tòa mới với đồ án do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thực hiện. Ðầu năm 1963, nhà thờ bắt đầu được khởi công xây dựng. Trong khi việc xây dựng đang tiến hành thì xảy ra cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại và Tổng Giám mục Ngô Đình Thục lúc đó đang đi họp Công đồng Vatican II bên Roma, vì hoàn cảnh chính trị không trở về Việt Nam, việc xây dựng cũng bị chững lại. Nhà thờ Phủ Cam hiện nay Tuy việc xây dựng vẫn được tiến hành song tiến độ rất chậm chạp, tới năm 1967 nhà thờ mới lên được phần cung thánh. Trong sự kiện Tết Mậu Thân (1968), bom đạn đã làm hư hại phần lớn công trình kiến thiết nhà thờ và việc xây dựng đã gặp nhiều trở ngại mãi cho đến trước 1975 vẫn chưa hoàn thành. Sau 1975, do hoàn cảnh, mọi công tác xây dựng đều tiến hành chậm chạp, và đến năm 1995, phần thân nhà thờ về cơ bản được hoàn thành. Năm 1999, để chuẩn bị cho hai ngày 28 và 29 tháng 6 năm 2000, là ngày Tổng Giáo phận Huế cung hiến nhà thờ chính tòa Phủ Cam nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế (kể từ khi tách rời khỏi Giáo phận Đàng Trong), Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể hạ quyết tâm bằng đủ mọi cách phải hoàn thành các trang trí bên trong nhà thờ và hai tháp chuông trước tiền đường. Công trình xây cất đã hoàn tất vào tháng 5 năm 2000. Như thế, trải qua 3 đời Giám mục - từ Tổng Giám mục Ngô Đình Thục đến Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền và Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể - sau gần 40 năm xây dựng, nhà thờ chính tòa Phủ Cam mới hoàn thành với diện mạo như hiện nay.
Thắng phanThắng phan
50
Mình đến thăm nhà thờ vào buổi chiều một ngày trong tuần, rồi có dịp quay lại vào buổi sáng hôm sau. Thấy mọi người già trẻ đến thể dục, vui chơi trong sân nhà thờ như công viên. Nhà thờ cũng mở cửa từ sáng sớm đến chiều muộn, không riêng giờ thánh lễ, mọi người có thể đến để cầu nguyện hoặc tham quan tuỳ ý. Chú giữ nhà thờ nhìn thấy mình thì thiện cảm lắm. ——— Đôi nét về nhà thờ Nhà thờ Phủ Cam là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Huế, nằm trên đồi Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Nhà thờ Phủ Cam nổi tiếng với sự bề thế và kiến trúc độc đáo được thiết kế bởi kiến trúc sư đại tài Ngô Viết Thụ, người cũng đã thiết kế nên Dinh Thống Nhất - TP. HCM. Không chỉ là một thánh đường đẹp đến gây thương nhớ, nhà thờ Phủ Cam còn là chứng nhân lịch sử của gần 400 năm thăng trầm trong công cuộc loan báo Tin Mừng tại xứ Cố Đô; cách riêng cũng là ngôi thánh đường chịu nhiều thương tích của đàn áp và bách hại. Vào thế kỷ 17, dưới thời các chúa Nguyễn, "Phủ Cam" vốn là một phủ, là nơi ở của các hoàng tử. Ngôi nhà thờ đầu tiên tại đất Phủ Cam được xây dựng năm 1682 tại Xóm Đá, sát bờ sông An Cựu, do linh mục Pierre Langlois thuộc Hội Thừa sai Paris. Cha Langlois đến Annam trong nhân dạng của một thương gia, hoạt động tại Phủ Cam như một thầy thuốc. Hai năm sau, cha Langlois cho xây dựng ngôi thánh đường thứ hai kiên cố hơn trên đồi Phước Quả, chính là nền đất nhà thờ Phủ Cam ngày nay. Ngôi nhà thờ này tồn tại đến năm 1698 thì bị chúa Nguyễn Phúc Chu phá bỏ. Chuỗi ngày đen tối của bách hại và chiến tranh phủ bóng Phủ Cam suốt 200 năm sau đó. Năm 1898, linh mục Eugène Marie Allys (Lý) cho xây lại nhà thờ Phủ Cam tại địa điểm cũ; năm 1902, công trình hoàn thành. Năm 1908, cha Allys, lúc này đã là Giám mục Giáo phận Huế, đã di chuyển Tòa Giám mục từ Kim Long đến Phủ Cam, lấy nhà thờ Phủ Cam làm nhà thờ chính tòa. Năm 1960, Giáo phận Huế được nâng lên thành Tổng Giáo phận. Tổng Giám mục Phêrô Martinô Ngô Đình Thục từ Vĩnh Long ra nhận chức Tổng Giám mục Huế. Nhà thờ Phủ Cam cũ đã 60 năm tuổi được hạ giải để khởi công xây dựng nhà thờ mới theo đồ án của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Công trình đang tiến hành thì chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục bị mắc kẹt ở Rôma không thể về nước, việc xây dựng bị chững lại. Cuộc chiến Mậu Thân 1968 lại làm công trình dang dở bị hư hại nặng. Dưới thời Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, công trình được đôn đốc quyết liệt. Tháng 5/2000, công trình khánh thành đúng dịp kỷ niệm 150 năm thành lập Tổng Giáo phận Huế (1850 - 2000). Như vậy, thánh đường hiện tại đã phải trải qua gần 40 năm mới hoàn thiện. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ Phủ Cam hài hòa với cảnh quan xung quanh ở lưng chừng đồi, có khuôn viên rộng với sân nhà thờ trải dài theo triền đồi xuống mặt đường lộ hướng về sông An Cựu. Mặt bằng xây dựng nhà thờ mang hình thánh giá, quay mặt về hướng Tây Tây Bắc là hướng Kỳ đài, Hoàng Thành Huế. Nhà thờ được kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại, nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây. Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được cùng lúc 2.500 người đến dự lễ. Cùng với Dinh Thống Nhất, nhà thờ Phủ Cam là một trong những tác phẩm đỉnh cao của KTS Ngô Viết Thụ, mang tầm di sản. Công trình vượt thời gian để vẫn là điểm sáng kiến trúc sau trăm năm.
Lucky LukeLucky Luke
70
Một trong những điểm tham quan nổi tiếng của thành phố Huế. Nhà thờ có địa chỉ tại số 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, TP. Huế, T. Thừa Thiên Huế. Gần với nhà lưu niệm danh nhân Phan Bội Châu. Tọa lạc trên ngọn đồi Phước Quả, phía bờ Nam của sông Hương, thánh đường Phủ Cam Huế sở hữu cho mình một vị trí khá đắc địa, tầm nhìn rộng lớn với khuôn viên gồm các công trình của Tổng giáo phận Huế nên rất trang nghiêm và đầy cổ kính. giờ lễ ngày thường: 05:00 - 18:00 Lễ Chúa nhật ở nhà thờ: 05:30 - 08:00 - 15:00 - 18h30. Giáo đường Phủ Cam Huế chính thức được hoàn thành vào tháng 5/2000 và cũng đúng vào dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế. Công trình nhà thờ này có mặt bằng được xây dựng theo hình dáng một cây thánh giá với phần đỉnh hướng về phía Nam, chân hướng về phía Bắc - hướng chính của nhà thờ. Mặt tiền chính của công trình có bố cục 3 phần gồm: sảnh chính, thánh đường ở giữa và đôi tháp chuông cao vút hai bên. Kết cấu của nhà thờ Phủ Cam được xây dựng với kỹ thuật hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ với chất liệu bê tông và cốt thép. Hệ thống kết cấu chịu lực được đánh giá là điểm mấu chốt, tạo nên nét độc đáo cho kiến trúc và nội thất của công trình. Di chuyển vào phía bên trong thánh đường, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống các cột đỡ, trụ mái được thiết kế sát hai bên chân tường, uốn cong ấn tượng tạo thành hệ thống mái vòm mềm mại, tượng trưng cho hình ảnh các giáo dân đang chắp tay cầu nguyện. Khu vực giữa, gồm lối đi lại và khu vực ghế ngồi cầu nguyện với diện tích khá rộng, có thể chứa lên được tới 3000 người. Khu vực tường trống ở hai bên được treo những bức tranh lồng trong khung gỗ, thể hiện lại cuộc đời của Chúa Giê-su. Bàn thờ chính được đặt sát vào phía cuối nhà thờ, trên một chiếc bệ cao đầy trang nghiêm. Cây thánh giá được làm bằng chất liệu gỗ thông già, đặt trên một khu vực cao hơn có hình tròn và nhiều bậc tam cấp đi lên. Vị trí đẹp nhất để có được những tấm hình “triệu like” là ở phía bên ngoài nhà thờ và lối cầu thang đi lên.
Firefly NguyenFirefly Nguyen
20
What a massive building! Didn’t have any opportunity joining mass here but still amused with its gigantic rock entrance. It was calming just sit anywhere inside its complex. To those who can’t speak Vietnamese like me, we can just put Phu Cam Cathedral when input the location on map.
Widha KarinaWidha Karina
10
Địa điểm chụp hình cực chất :)) Nhà thờ Phủ Cam nằm ở cuối đường Nguyễn Trường Tộ , tp Huế Nhà thờ mang phong cách có vẻ là thời Pháp cổ kính Màu tường xám tro . Khi đến Huế mà bạn bỏ lỡ nhà thờ này thì thật là đáng tiếc. Khi đi nhà thờ này mình nghĩ k nên đi vào chủ nhật vì đó là thời gian làm lễ đông và khó chụp đc hình đẹp nên đi vào buổi chiều tầm 3-4h để có bức hìn hđẹp vì đó đang hướng nắng vào cổng Khi đến cuối đường Nguyễn Trường Tộ bạn sẽ thấy cổng chính của nhà thờ nhưng k vào đương chính mà rẽ sang tay phải rồi bạn sẽ thấy một cổng phụ bạn có thể chạy xe vào . Mình nghĩ ở đây có thể mặc quần áo chất lừ một chút hoặc một chút nên thơ với chiếc nón lá chẳng hạn. Khi chụp hình thì bạn nhớ lấy góc sao cho kaays hết được cả nhà thờ nha . Bên phải nhà thờ có góc cầu thang cũng rất đẹp mà thật sự thì tới chiếc cửa cũng đẹp.
Trương NhânTrương Nhân
20
Nearby Attractions Of Huế Archdiocese Cathedral | Phủ Cam Church
Tu Dam Pagoda
Quoc Hoc - Hue High School For The Gifted
Gác Trịnh
Báo Quốc Temple
Vietnam Buddhist Church of Thua Thien Hue province

Tu Dam Pagoda
4.6
(408)Click for details

Quoc Hoc - Hue High School For The Gifted
4.8
(256)Click for details

Gác Trịnh
4.5
(126)Click for details

Báo Quốc Temple
4.4
(118)Click for details
Nearby Restaurants Of Huế Archdiocese Cathedral | Phủ Cam Church
Imperial Craft Bia Brewpub
Quán Ăn Tài Phú
Bún Bò Huế O Phượng
Nhà Hàng Spice Việt Huế
Anh Kafe
Không Gian Xưa
Quán cơm Huế O Én
La Scento Restaurant & Cafe
Cococlub Hue restaurant brasserie vietnamese & western
Nhà hàng chay Tĩnh - Tĩnh Garden Vegetarian

Imperial Craft Bia Brewpub
4.9
(578)Click for details

Quán Ăn Tài Phú
3.9
(273)Click for details

Bún Bò Huế O Phượng
4.1
(248)Click for details

Nhà Hàng Spice Việt Huế
4.5
(223)Click for details