Meridian Gate
Meridian Gate things to do, attractions, restaurants, events info and trip planning
Plan your stay
Posts
Ngọ Môn (tên chữ Hán: 午門) là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế. Hiện nay là một trong những di tích kiến trúc thời Nguyễn trong quần thể di tích cố đô Huế. Ngọ Môn - có nghĩa là "cổng tý ngọ" - hướng về phía nam. Hướng gắng liền với quan niệm”Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”(Thiên tử phải quay về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Ngọ Môn là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế-phía trước (hướng Nam) là cửa Ngọ Môn, phía tả (bên trái) là cửa Hiển Nhơn, hậu (bên phải) là Chương Đức và phía sau (hướng Bắc) là Hòa Bình. Cửa Ngọ Môn chỉ dành riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần. Trước kia tại vị trí này là Nam Khuyết Đài, xây dựng đầu thời Gia Long. Trên đài này có điện Càn Nguyên (乾元殿), hai bên có hai cửa là Tả Đoan Môn (左端門) và Hữu Đoan Môn (右端門). Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1833) khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành, Nam Khuyết Đài bị giải thể hoàn toàn để lấy chỗ xây dựng Ngọ Môn. Về mặt từ nguyên, Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ. Hướng này, theo quan niệm của địa lý phong thủy phương Đông là hướng Nam. Hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh thành Huế trên thực tế là hướng càn - tốn (tây bắc - đông nam) nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ (hướng nam). Theo Dịch học hướng nam là hướng dành cho bậc vua Chúa để "nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị" (chữ Hán: 而聽天下, 向明而治, tạm dịch: hướng về ánh sáng để nghe thiên hạ và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt). Có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77 m, cạnh bên dài 27,6 m. Đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Đài cao gần 5 m, diện tích chiếm đất hơn 1560 m² (kể cả phần trong lòng chữ U). Thân đài trổ 5 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, dành cho quan văn, võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo (theo nguyên tắc tả văn-hữu võ). Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn (左掖門) và Hữu Dịch Môn (右掖門), dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu. Lầu Ngũ Phụng hoặc Lầu Ngũ Phượng (五鳳樓: Ngũ Phụng Lâu hoặc Ngũ Phượng Lâu) là phần lầu đặt ở phía trên đài - cổng. Ngoài phần thân đài, lầu còn được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15 m cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẵn 100 cây cột. Mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ, với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói lưu ly màu vàng, tám bộ còn lại lợp ngói lưu ly màu xanh. Ngoài ra, còn có 4 tòa nhà nhỏ phụ trợ 2 bên Đông, Tây Dực lâu. Năm Thành Thái thứ 12 (1900) triều đình cho phép tiến hành trùng tu lầu Ngọ Môn. Thời điểm này kiến trúc trên Ngọ Môn đang trong quá trình trùng tu nên 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly đã được những người thợ cung đình hạ giải để tu bổ, 4 tòa nhà nhỏ phụ trợ có thể cũng đã biết mất trong lần trùng tu này. Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa)... Ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại cửa Ngọ Môn, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Doan Van Duy (Doan Duy)Doan Van Duy (Doan Duy)
20
Ngọ Môn (Noon Gate) is the main entrance to the Imperial City of Huế, one of the most iconic and historically significant structures of the Nguyễn Dynasty. It is not just an architectural masterpiece, but also a symbol of power and poetry, blending historical importance with a touch of romance. Construction and Purpose: Ngọ Môn was built in 1833 under Emperor Minh Mạng, the second ruler of the Nguyễn Dynasty. It served as the southern main gate of the Imperial Citadel and was used exclusively by the emperor for ceremonial occasions. The gate was where the emperor would address his mandarins or the public during important state events such as military parades, official decrees, and royal ceremonies. Imperial Processions: The emperor would pass through Ngọ Môn to preside over grand ceremonies, such as the Lunar New Year (Tết) celebrations or important imperial sacrifices. The structure was a stage for moments that shaped the course of Vietnam's history, making it an integral part of the imperial narrative. Architectural Beauty: Ngọ Môn is a stunning blend of traditional Vietnamese architecture with a multi-layered structure. The lower portion is a stone platform with five passageways, with the central one reserved for the emperor. Above it is a two-story wooden pavilion, called **Lầu Ngũ Phụng** (Pavilion of Five Phoenixes), named after its appearance, which resembles five phoenixes spreading their wings. This upper pavilion was where the emperor would appear to address the people and court officials. Poetic and Romantic Essence: Ngọ Môn’s history is not only about power and ceremonies but also about the poetry and romance of its setting. Ngọ Môn (Cổng Ngọ Môn) là cổng chính vào Kinh thành Huế, một trong những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng và có ý nghĩa lịch sử nhất của triều đại nhà Nguyễn. Đây không chỉ là một kiệt tác kiến trúc mà còn là biểu tượng của quyền lực và thơ ca, kết hợp tầm quan trọng lịch sử với một chút lãng mạn. Ý nghĩa lịch sử: Xây dựng và mục đích: Ngọ Môn được xây dựng vào năm 1833 dưới thời vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của triều đại nhà Nguyễn. Đây là cổng chính phía nam của Hoàng thành và chỉ được hoàng đế sử dụng cho các dịp lễ nghi. Cổng là nơi hoàng đế sẽ phát biểu trước các quan lại hoặc công chúng trong các sự kiện quan trọng của nhà nước như diễu binh, chiếu chỉ và nghi lễ hoàng gia. Lễ rước triều đình: Hoàng đế sẽ đi qua Ngọ Môn để chủ trì các nghi lễ lớn, chẳng hạn như lễ mừng Tết Nguyên đán (Tết) hoặc các lễ tế quan trọng của hoàng gia. Công trình này là sân khấu cho những khoảnh khắc định hình nên tiến trình lịch sử của Việt Nam, khiến nó trở thành một phần không thể thiếu trong câu chuyện về hoàng gia. Vẻ đẹp kiến trúc: Ngọ Môn là sự kết hợp tuyệt đẹp giữa kiến trúc truyền thống Việt Nam với cấu trúc nhiều lớp. Phần dưới là một bệ đá có năm lối đi, với lối đi ở giữa dành riêng cho hoàng đế. Phía trên là một đình bằng gỗ hai tầng, được gọi là **Lầu Ngũ Phụng** (Đình Ngũ Phụng), được đặt tên theo hình dáng của nó, giống như năm con phượng hoàng đang dang rộng đôi cánh. Đình trên này là nơi hoàng đế sẽ xuất hiện để nói chuyện với dân chúng và các quan trong triều đình. Bản chất thơ mộng và lãng mạn: Lịch sử của Ngọ Môn không chỉ là về quyền lực và nghi lễ mà còn về thơ ca và sự lãng mạn của bối cảnh nơi đây.
Thu Ngan NgThu Ngan Ng
20
Từ thời các chúa Nguyễn, Huế đã từng được chọn làm thủ phủ xứ Đàng Trong: năm 1635-1687 Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long; đến thời Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Khoát đã dời phủ về Phú Xuân trong những năm 1687-1712; 1739-1774. Đến thời Tây Sơn, Huế vẫn được vua Quang Trung chọn làm thành kinh đô cho vương quốc của ông. Năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho vương triều Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, một lần nữa lại chọn Huế làm nơi đóng đô. Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban. [cần dẫn nguồn] Kinh thành Huế có 3 vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã tiến hành khảo sát chọn vị trí xây thành mới, cuối cùng ông đã chọn vùng đất rộng bên bờ bắc sông Hương gồm phần đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành[1]. Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) làm thế rồng chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành[2]. Kinh thành Huế được đích thân Gia Long chọn vị trí và cắm mốc, tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chình vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài trong suốt 30 năm dưới hai triều vua[3]. Sau năm 1945, chiến tranh loạn lạc, trong nội thành không ai quản lý, người dân vào sống men theo tường Kinh thành và khu vực Eo Bầu. Lâu dần, nơi đây hình thành cụm dân cư. Người dân nghèo lấn chiếm bề mặt Thượng Thành, Eo Bầu dựng nhà và trồng hoa màu. Hiện có 4.200 hộ dân với khoảng 15000 người dân thuộc 7 phường của thành phố Huế đang sống và canh tác trong khu vực này. Việc người dân lấn chiếm đất Kinh thành dựng nhà trú ngụ trên Thượng Thành, xả rác, nước thải sinh hoạt... đã làm cho nền đất ngày càng lún sâu, nứt hỏng nhiều chỗ. Năm 2019, Thừa Thiên Huế khởi động Đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế”. Đề án thực hiện trong 6 năm, từ năm 2019 đến năm 2025 với kinh phí hơn 4.000 tỷ đồng. Theo đó, người dân sống ở khu vực I di tích Kinh thành Huế đồng ý ra đi vào các khu tái định cư, trả lại không gian xưa cho Di sản Văn hóa Thế giới.[4]
Thắng phanThắng phan
00
The Meridian Gate is the main gate to the Imperial City (purpure forbidden city), located within the citadel of Huế. Constructed in 1833 in the traditional Vietnamese Nguyen style under the rule of emperor Minh Mạng, it was used by the sovereign as an observation point for troop movements and ceremonies. It was modeled after the Meridian Gate of the Forbidden City in Beijing, China. Like the original in Beijing, the Meridian Gate in Huế is composed of a main, central section and two protruding wings, representing que towers, traditional towers marking the entrance of palaces, temples and tombs.
Javier CamposJavier Campos
00
Ngọ Môn là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế. Căn cứ theo la kinh( la bàn) thì phía Nam thuộc hướng “ngọ” trên trục “tý – ngọ” nghĩa là Bắc – Nam. Vì vậy triều Minh Mạng đã đặt tên cho cổng mới ở chính giữa mặt trước Hoàng Thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ ban đầu được gọi là Nam Khuyết Đài. Và vì thế Ngọ Môn ở đây hiểu theo nghĩa cổng phía Nam, mang tính không gian chứ không phải hiểu theo nghĩa giờ ngọ mà rất nhiều người đã hiểu nhầm. Ngày xưa, cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo, và trong những dịp tiếp kiến các sứ ngoại quốc quan trọng trong Hoàng Cung... Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn ( cửa bên trái, phải của chữ U) trước đây dành cho voi, ngựa và lính tráng. Sau này dùng dành cho khách du lịch. Có thể phân biệt qua màu mái ngói của Ngọ Môn. Bộ ngói lớn nhất lợp ngói hoàng lưu ly dành cho vua ngồi dự lễ. Hai bên là tám bộ mái nhỏ hơn, lợp ngói thanh lưu ly là nưoi dành cho các quan. Ngọ Môn vừa là cổng chính vừa là bộ mặt của Ðại Nội. Là một công trình khá phức tạp gồm phía trên có lầu Ngũ Phụng được coi là một lễ đài để tổ chức một số cuộc lễ hàng năm của triều đình như lễ Truyền Lô, lễ Ban Sóc, lễ Duyệt Binh hay lễ thoái vị của Bảo Đại diễn ra vào ngày 30/8/1945. Và cho đến nay, đã trải qua gần hai thế kỷ với sự tàn phá của chiến tranh, của gió bão thiên nhiên, Ngọ Môn hiện nay vẫn đứng vững theo năm tháng thời gian, vẫn còn nguyên vẹn tính nghệ thuật trong kiến trúc đặc biệt, trở thành một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự Sông Hương. Ngọ Môn, một di tích kiến trúc cổ thời Nguyễn, là một nét đẹp của xứ Huế mộng mơ, và trở thành một điểm đến hấp dẫn, đẹp ấn tượng của hành trình tour du lịch Huế được du khách trong nước và cả du khách nước ngoài yêu thích.
Tuấn PhạmTuấn Phạm
20
For a history buff, it’s a great place to go. The old place grounds are huge and it took us over 4 hours to cover everything and then we still skipped a few. Food prices are cheap and tend to match the other vendors in the grounds. If not, then just pop along to one of the others. Just be prepared for a long walk and if you like history. There is plenty to see. I would also recommend going up to the river defences wall and you can walk along it with the cannon and the flag. We didn’t get time to walk the old city wall but it looks good with 60’s defences still visible.
G TG T
10
Nearby Attractions Of Meridian Gate
Hue Museum of Royal Antiquities
Quoc Hoc - Hue High School For The Gifted
Phu Van Lau
Thái Hòa Palace
Kiến Trung Palace
Hồ Chí Minh Museum
Đài Tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong
Le Ba Dang Art Museum
Duyet Thi Duong Royal Theater
Nine Dynastic Urns

Hue Museum of Royal Antiquities
4.5
(664)Click for details

Quoc Hoc - Hue High School For The Gifted
4.8
(321)Click for details

Phu Van Lau
4.6
(272)Click for details

Thái Hòa Palace
4.5
(189)Click for details
Nearby Restaurants Of Meridian Gate
Vietnamese Restaurant - Hue specialty Restaurant - FastFood 22 - Breakfast restaurant - Coffee&Smothies & Restaurant
Les Jardins de la Carambole
Chè Mợ Tôn Đích
Lạc Thiện Restaurant
Bánh khoái Hồng Mai
N. Cafe & Food
Le Cercle Hue
Chè Huế 20 món - Ngọc Hiền
Afternoon Coffee - Beautiful Old Coffeehouse
Hiên trà Nhị Độ Mai

Vietnamese Restaurant - Hue specialty Restaurant - FastFood 22 - Breakfast restaurant - Coffee&Smothies & Restaurant
4.9
(577)Click for details

Les Jardins de la Carambole
4.6
(572)$$
Click for details

Chè Mợ Tôn Đích
3.9
(552)Click for details

Lạc Thiện Restaurant
4.3
(511)Click for details
Basic Info
Address
FH9H+3MF, Phú Hậu, Huế, Thành phố Huế, Vietnam
Map
Website
hueworldheritage.org.vn
Visit
Reviews
Overview
4.6
(885 reviews)
Ratings & Description
cultural
family friendly
Description
The Meridian Gate or Wumen is the southern and largest gate of the Forbidden City in Beijing, China. Unlike the other gates of the Forbidden City, the Meridian Gate has two protruding arms on either side, derived from ancient que towers traditionally used to decorate the main entrances of palaces, temples and tombs.
attractions: Hue Museum of Royal Antiquities, Quoc Hoc - Hue High School For The Gifted, Phu Van Lau, Thái Hòa Palace, Kiến Trung Palace, Hồ Chí Minh Museum, Đài Tưởng niệm Chiến Sĩ Trận Vong, Le Ba Dang Art Museum, Duyet Thi Duong Royal Theater, Nine Dynastic Urns, restaurants: Vietnamese Restaurant - Hue specialty Restaurant - FastFood 22 - Breakfast restaurant - Coffee&Smothies & Restaurant, Les Jardins de la Carambole, Chè Mợ Tôn Đích, Lạc Thiện Restaurant, Bánh khoái Hồng Mai, N. Cafe & Food, Le Cercle Hue, Chè Huế 20 món - Ngọc Hiền, Afternoon Coffee - Beautiful Old Coffeehouse, Hiên trà Nhị Độ Mai

- Unable to get your location